Phòng họp là một trong những không gian rất quan trọng trong công ty. Khác với các phòng làm việc khác trong thiết kế nội thất văn phòng, nội thất phòng họp cần sự chuyên nghiệp, chỉn chu và đầy đủ thiết bị cần thiết.
Trong bài viết dưới đây, Nội Thất Mạnh Phát sẽ tư vấn cho quý khách một số thông tin về thiết kế nội thất phòng họp, bạn nên tham khảo để có thể sở hữu được một không gian phòng họp chuyên nghiệp và ấn tượng cho doanh nghiệp của mình:
Tầm quan trọng của thiết kế nội thất phòng họp:
Phòng họp là nơi những ý kiến mới phát sinh, là nơi những ý tưởng được chắp cánh và cũng là nơi các khiếm khuyết, sai lầm phải “lên đĩa”. Trong một công ty không thể nào thiếu phòng họp vì chẳng có không gian giao tiếp nào phục vụ công việc hợp lý hơn khu vực này.
Hiểu được tầm quan trọng, các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm đến thiết kế nội thất phòng họp cả về thẩm mỹ lẫn công năng, để đảm bảo không gian chuyên nghiệp, đẳng cấp. Một công ty đầu tư mạnh vào khu vực này tức là công ty đó có tầm nhìn xa. Phòng họp, nhìn chung cũng chỉ là phòng làm việc thông thường được “nâng cấp” lên, để khi có sự việc quan trọng nơi này sẽ được trọng dụng.
Một số gợi ý thiết kế nội thất phòng họp:
Để thiết kế nội thất phòng họp mới hoàn toàn hoặc cải tổ lại phòng cũ, bạn nên chú ý những gợi ý dưới đây. Bạn có thể dựa vào đó để tự thực hiện hoặc góp ý cho các kiến trúc sư, kỹ sư từ đơn vị bạn thuê.
- Không bố trí nội thất kiểu đối trục, tức là hai bên song song. Cách thiết kế nội thất phòng họp này tạo cảm giác nặng nề, áp lực và sẽ khiến các thành viên trong cuộc họp trở nên “khó thở”.
- Cần trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ công việc họp hành như âm thanh, loa, máy chiếu, màn hình, giấy tờ, bút viết. Nếu có thể, nên đặt thêm một lọ hoa để giúp không gian mềm và thư giãn hơn.
- Nên chọn bàn họp hình tròn hoặc bầu dục để tạo không khí thoải mái, giúp mọi người tuy họp nhưng vẫn giữ được tâm trạng dễ chịu, từ đó dễ đưa ra những ý tưởng sáng tạo. Bàn tròn cũng giúp mọi người trở nên gần gũi với nhau hơn, tạo sự thân thiện chứ không cứng nhắc, xa cách như bàn vuông hoặc chữ nhật. Chỉ khi bạn muốn không gian có sự phân tầng rõ rệt giữa các cấp thì mới chọn loại bàn có góc cạnh. Một lưu ý nữa là không nên chọn bàn quá dài, gây cảm giác xa cách, hạn chế sự tiếp xúc bằng mắt và làm gián đoạn âm thanh.
- Bố trí nội thất phòng họp tạo luồng cho không gian lưu thông các mặt theo nguyên lý nhân thể học. Tức là bố trí sao cho có lối đi để mọi người di chuyển trong phòng được dễ dàng. Khi cần, họ có thể bước ra thuận tiện mà không phải chờ người khác đứng dậy, dẹp ghế sang một bên.
Nhìn chung, thiết kế nội thất phòng họp chuyên nghiệp không hề là một vấn đề đơn giản, nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn đơn vị thiết kế thi công uy tín để họ thực hiện cho đảm bảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét